Đây là điều đầu tiên và cũng là điều cần được quan tâm nhất với bất kỳ ai, không chỉ với các bạn sinh viên, khi thuê nhà/phòng trọ. Để có một chỗ ở tốt, bạn cần phải tránh những nơi tập trung quá đông người như gần bến xe, khu chợ hoặc nơi quá vắng vẻ như bãi đất trống, khu vực mới đang xây dựng. Với các bạn sinh viên, sẽ là tốt nhất khi có thể thuê gần khu vực trường học, điều này vừa thuận tiện cho việc đi lại, cũng sẽ đảm bảo an ninh hơn.
Ngoài ra, người đi thuê nhà cũng cần lưu ý khi đi giao dịch với người chủ/người môi giới. Để tránh bị lừa gạt về tiền của hay bị thiệt về lợi ích, hãy đảm bảo người chủ, môi giới có đủ những giấy tờ sau:
• Người chủ, môi giới nhà cần cung cấp đủ giấy tờ sở hữu nhà cho thuê cùng các giấy tờ pháp lý khác để chứng minh họ có đủ điều kiện quyết định với nhà.
• Người giao dịch cần xem và photo lại những giấy tờ tùy thân khác để đảm bảo, phòng trường hợp cần tới pháp luật can thiệp sẽ có giấy tờ xác minh.
2. Chất lượng phòng ở
Trước khi ra quyết định chọn một căn nhà/phòng trọ nào, hãy nhớ kiểm tra tình trạng theo những vấn đề cơ bản sau:
• Tường có chắc chắn hay không? Chất lượng sơn phủ có ổn không hay đã bong tróc, nếu có vấn đề thì chủ nhà trọ có sửa lại luôn không?
• Các cửa chính, ổ khóa có đảm bảo an toàn phòng chống trộm không? Trong phòng trọ cần phải có đủ cửa sổ, cửa thông gió và có mái che để tránh phòng quá bí bức, hay quá ẩm thấp.
• Đường ống nước, vòi nước liệu có đang bị rò rỉ, hỏng hay tắc không? Nguồn nước cũng cần đảm bảo không bị ô nhiễm, có mùi gây ảnh hưởng sức khỏe.
• Kiểm tra kĩ các nguồn điện, đường dây điện của các vật dụng trong nhà tránh bị rò rỉ gây nguy hiểm giật điện, cháy nổ.
3. Giá cả
Giá cả cũng là một tiêu chí được quan tâm hàng đầu mỗi khi các bạn sinh viên đi thuê nhà. Mỗi quận huyện lại có mức giá thuê khác nhau, và nó cũng tùy vào dạng căn nhà. Càng về khu vực trung tâm hay càng ở những khu chung cư chất lượng cao, giá thuê sẽ lại càng cao.
Hiện nay, mức giá thuê nhà trọ bình dân sẽ là khoảng 1.500.000đ - 4.000.000đ/tháng, tùy diện tích, nội thất, và địa điểm.
Ngoài tiền thuê phòng, bạn cũng nên xác định trước những khoản phí khác như tiền điện, tiền nước, tiền wifi, tiền gửi xe,… với chủ trọ để tránh những rắc rối không rõ ràng về tiền bạc.
4. Các nguồn có thể tìm nhà
Hiện nay thay vì đi tìm nhà trọ tận nơi một cách thủ công như trước thì người đi thuê đã có thêm nhiều phương pháp đơn giản hơn như tìm kiếm trên Google, Facebook. Trên những trang này giờ đã có các hội nhóm chuyên tìm và cho thuê trọ. Tại đây, người đi thuê sẽ được cung cấp rõ thông tin về vị trí nhà, tiện ích, giá thuê cũng như xem được những hình ảnh trực quan về nhà. Bằng cách tìm kiếm và xác định trước những căn phòng mình ưng ý online, sau đó mới trực tiếp đến tham quan, người đi thuê sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian.
Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ người quen, bạn bè giới thiệu, nhờ vậy sẽ tăng sự đảm bảo hơn.
5. Thỏa thuận và hợp đồng
Sau khi đã tìm được phòng trọ phù hợp cho mình thì sẽ đến bước ký hợp đồng. Trước khi đặt bút ký, hãy lưu ý đến một vài điều khoản chính sau:
• Kỳ hạn thuê nhà (theo tháng hay theo năm)
• Hợp đồng cần liệt kê đủ thông tin về phí thuê nhà và khác loại phí khác
• Ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn thuê nhà
• Điểm cần lưu ý trước ngày kết thúc hợp đồng
• Những vấn đề liên quan đến “điều khoản phá vỡ hợp đồng”
Trên đây là những chia sẻ của Báo Nhà báo & Công luận về những vấn đề sinh viên cần lưu ý mỗi khi đi thuê nhà. Chúc các bạn tân sinh viên và cả bạn sinh viên đang có nhu cầu thuê nhà có thể tìm được phòng trọ thích hợp.
(Nguồn: Tổng hợp)